Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng đang được bà con nuôi tôm truyền tai nhau vì những thiệt hại không nhỏ cho vụ nuôi nếu không được phát hiện kịp thời. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý bà con và độc giả những kiến thức liên quan về bệnh đốm đen này.

Bệnh đốm đen đang gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi tôm thẻ

Bệnh đốm đen đang gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi tôm thẻ

1. Bệnh đốm đen ở tôm thẻ

Thiệt hại có thể lên đến gần 90% nếu bệnh đốm đen trên tôm không được phát hiện kịp thời.

Biểu hiện dễ nhận thấy khi tôm bị bệnh đó là tôm bỏ ăn, hoạt động kép. Thân tôm xuất hiện những đốm đen nhỏ nhìn thấy rõ

Bệnh ở giai đoạn nặng tôm sẽ chậm phát triển, có nhiều đốm đen, ruột tôm rỗng, gan có màu nhạt, nhũn. Theo kinh nghiệm thì bệnh này gần giống với bệnh hoại tử ở vỏ.

2. Nguyên nhân khiến tôm bị bệnh đốm đen và giải pháp

Thức ăn cho tôm thiếu vitamin C là nguyên nhân khiến tôm bị bệnh. Đốm đen xuất hiện ở phần bụng tôm rồi đến ngực và chân tôm. Tôm có biểu hiện bỏ ăn, thịt tôm màu đục, nhợt nhạt.

Phải chú ý khẩu cải tạo ao và quản lý thức ăn để phòng bệnh cho tômPhải chú ý khẩu cải tạo ao và quản lý thức ăn để phòng bệnh cho tôm

Thời gian tôm bị bệnh thường từ tháng 2 – 3 của mùa vụ. Ao nuôi bị ô nhiễm, khí độc nhiều, hàm lượng oxy hòa tan thấp, nước bị nhiễm khuẩn.

Nhiều trường hợp bệnh có thể xuất hiện ngay ở đầu mùa vụ nên bà con cần hết sức chú ý, tránh để tôm bị sock trước sự thay đổi thất thường của thời tiết

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm đên tốt nhất hiện giờ là phải chuẩn bị thật kỹ trước mùa vụ nuôi tôm mới: tiến hành cải tạo ao thật cẩn thận, làm đủ các bước, chọn giống tôm thẻ khỏe, sạch mầm bệnh.

Chú hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho tôm, tăng cường thêm mem vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Định kỳ sử các chế phẩm sinh học nhằm giải độc cho ao nuôi, cũng như khử trùng nguồn nước

Xem thêm:

>>> Bệnh gan tụy ở tôm thẻ

>>> Bệnh đốm trắng ở tôm thẻ

Bình luận về bài viết này